A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người dân cần làm gì để phòng ngừa dịch bệnh tại những vùng bị ngập lụt?

Do ảnh hưởng của rìa phía Bắc áp thấp nhiệt đới kết hợp với rìa Tây nam áp cao lục địa tăng cường, từ ngày 25/9 đến 07 giờ, ngày 28/9 trên địa bàn huyện Vũ Thư đã có mưa vừa, mưa to; lượng mưa trung bình ở Vũ Thư khoảng 273mm gây nên tình trạng ngập lụt tại nhiều địa phương. Khi xảy ra ngập lụt, thì các điều kiện vệ sinh bị kém, nước sạch không có, môi trường bị ô nhiễm, xác động vật chết... Vậy làm thế nào để người dân phòng tránh?

 

Một tuyến đường trong khu vực dân cư bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn trong những ngày qua

Dưới đây là một số biện pháp dọn vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh ngay khi nước rút:

Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh nhà. Kiểm tra xem nhà cửa có bị hỏng hóc và những giấy tờ tuỳ thân theo người. Khơi thông cống rãnh, vũng nước ứa đọng, thu dọn bùn đất phù sa ra khỏi sân vườn. Rửa sạch nồi, niêu, bát đũa phơi nắng cho khô. Giặt giũ quần áo chăn màn, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi. Gom rác thải, nếu có xác chết động vật cần mang đi chôn lấp ở vị chí tránh xa nguồn nước như (ao, sông, hồ…). Làm sạch sẽ khu vực nhà vệ sinh, nếu bị nứt, vỡ, hỏng hóc cần sửa chữa ngay, tránh ruồi muỗi côn trùng làm tổ. Cần sử lý sạch sẽ nguồn nước dùng sinh hoạt bằng Cloramin B và đun sôi trước khi uống.

Trong và sau mưa, giông sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi-rút gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường gặp: Tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết,...

Tình trạng ngập lụt diễn ra tại nhiều địa phương, từ đô thị đến nông thôn

Các bệnh đường hô hấp thường gặp: Cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp. Phòng bệnh là giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già; hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp; bảo đảm đủ dinh dưỡng; chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng. Lựa chọn chế biến thực phẩm an toàn hợp vệ sinh như ăn chín, uống sôi. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hằng ngày, mắc màn khi ngủ (kể cả ban ngày)

Các bệnh về mắt thường gặp: Ðau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ. Cách phòng bệnh: Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn; rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; không dùng chung khăn mặt và chậu với người bị đau mắt đỏ. Chú ý diệt ruồi, vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.

Các bệnh ngoài da thường gặp: Nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt. Cách phòng bệnh: Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. không mặc áo quần ẩm ướt; không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập bẩn.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.


Tác giả: BBT trang TTĐT huyện Vũ Thư
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 223
Hôm qua : 4.499
Tháng 12 : 40.869
Năm 2023 : 1.492.002